LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vào ngày 16/06/2022 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng thể hiện những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam trong việc tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP…

Theo nội dung Luật sửa đổi, sẽ có một số điểm đáng lưu ý như sau:

– Cho phép chuyển quyền sử dụng một số quyền nhân thân theo thỏa thuận (Ví dụ thỏa thuận đặt tên tác phẩm).

– Công nhận nhãn hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa.

– Sửa đổi, bổ sung quy định đối với biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, thông tin quản lý quyền; trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Trong đó, bổ sung quy định trường hợp các doanh nghiệp này được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cũng như trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số…

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Riêng quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022. Và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *